Bức tranh toàn cảnh về chuyển đổi số doanh nghiệp Gỗ 2022

Tập đoàn Novaon cùng Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) phối hợp thực hiện Báo cáo thực trạng chuyển đổi số ngành Gỗ 2022, nhằm nghiên cứu thực trạng ứng dụng chuyển đổi số của doanh nghiệp trong ngành.

Ngân sách được doanh nghiệp phân bổ cho công tác chuyển đối số

Báo cáo đã phân tích chỉ 8.3% doanh nghiệp Gỗ ưu tiên dành trên 3% doanh thu cho chuyển đổi số và có đến 25% doanh nghiệp chỉ dành 0.5% cho công tác này. Đây là một con số thấp đáng báo động so với mặt bằng chung của các ngành sản xuất tại Việt Nam. Với mức đầu tư “khiêm tốn”, các doanh nghiệp ngành Gỗ được đánh giá chưa thực sự quan tâm nhiều đến việc ứng dụng công nghệ trong điều hành và sản xuất. Nguyên nhân khách quan bắt nguồn từ vẫn từ văn hoá ngành, doanh nghiệp. Khi đây là một ngành truyền thống của Việt Nam, có sự chuyển dịch và cập nhật xu hướng chậm hơn so với các ngành khác. Các doanh nghiệp tập trung vào chuyển đổi số phần lớn  đều là những doanh nghiệp có quy mô nhân sự và doanh thu lớn trong ngành.

Mức độ quan tâm của doanh nghiệp về Chuyển đổi số

Theo nghiên cứu, các doanh nghiệp ngành Gỗ thực sự quan tâm đến chuyển đổi số, khi có gần 50% doanh nghiệp đánh giá đây là hạng mục cần thiết, cần thực hiện và nhân rộng mô hình. Không có doanh nghiệp nào đánh giá chuyển đổi số là hạng mục không quan trọng và không cần thực hiện. Tầm nhìn của các lãnh đạo trong ngành đã cởi mở và quan tâm hơn đến chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ vào hoạt động của doanh nghiệp. 

 

Hiện trạng áp dụng Phần mềm quản lý sản xuất

 

Đối với ngành sản xuất nói chung chuyển đổi số được ưu tiên tập trung vào các hạng mục cốt lõi bao gồm: nâng cao hiệu quả vận hành, tối ưu chi phí, tăng trưởng doanh thu và tinh gọn hệ thống sản xuất. Với một ngành thuần sản xuất và gia công như Gỗ thì việc quản lý chất lượng là khâu được quan tâm nhiều nhất. Tuy nhiên việc ứng dụng công nghệ vào quản lý sản xuất và quản lý chất lượng lại đang ở mức thấp, khi có đến 72.7% doanh nghiệp chưa ứng dụng phần mềm nào vào hoạt động này. 

 

Tại sao doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện Chuyển đổi số ?

Theo chia sẻ từ các doanh nghiệp, chuyển đổi số là “keyword” được nhắc rất nhiều trong các cuộc họp và nhận được sự quan tâm từ ban lãnh đạo. Tuy nhiên, rào cản lớn nhất khiến doanh nghiệp Gỗ vẫn do dự khi thực hiện chuyển đối số đó là chi phí bỏ ra ban đầu tương đối lớn, khi gần 80% doanh nghiệp gặp phải vấn đề này. Đây là vấn đề chung của tất cả các doanh nghiệp khi đầu tư một ngân sách không nhỏ, nhưng hiệu quả mang lại sẽ không đến một sớm một chiều.

Thách thức của doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi số

Bên cạnh đó, cũng có gần 70% doanh nghiệp lo ngại trong việc tìm kiếm đối tác cung cấp giải pháp chuyển đổi số có năng lực tư vấn, giải pháp tốt và chi phí cạnh tranh. Doanh nghiệp nằm trong một “ma trận” chuyển đổi số, khi chỉ tính riêng tại Việt Nam đã có hàng trăm nhà cung cấp, nền tảng và ứng dụng hỗ trợ chuyển đổi số. Chính vì vậy, để tìm kiếm một nhà cung cấp phù hợp là tương đối khó khăn khi doanh nghiệp phải đánh giá đến rất nhiều yếu tố liên quan. 

Hơn 60% doanh nghiệp đối mặt với việc nội tại nhân sự chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyển đổi số. Đặc thù của ngành Gỗ, đặc biệt là gỗ mỹ nghệ yêu cầu các công nhân lành nghề và có chuyên môn, kinh nghiệm cao. Chính vì vậy, độ tuổi của người làm nghề cũng thuộc nhóm có độ tuổi cao nhất, đây là nhóm đối tượng ít tiếp xúc với công nghệ và khó thay đổi được cách thức làm việc.

 

Hướng đi nào cho doanh nghiệp trong “hành trình” chuyển đổi số ?

Theo đánh giá của các chuyên gia, đối với những doanh nghiệp hoạt động sản xuất tại Việt Nam nói chung và ngành Gỗ nói riêng. Thời điểm hiện tại, chuyển đổi số sẽ chưa ảnh hưởng nhiều tới doanh nghiệp. Nhưng trong vòng 5 năm tới, doanh nghiệp nào không thực hiện chuyển đổi số sẽ mất năng lực cạnh tranh so với đối thủ. Các doanh nghiệp Việt hiện tại đang  cạnh tranh bằng nguồn lao động giá rẻ, nhưng trong tương lai gần đây không còn là lợi thế.

 

Bộ giải pháp chuyển đổi số tổng thể dành cho doanh nghiệp

 

Khi hoàn thành báo cáo thực trạng chuyển đổi số ngành Gỗ 2022, nhóm nghiên cứu của Novaon Tech và VIA đã mang tới bộ giải pháp chuyển đổi số tổng thể dành riêng cho các doanh nghiệp sản xuất nói chung và ngành Gỗ nói riêng. Bộ giải pháp tập trung vào 3 hạng mục chính bao gồm: Nguồn lực khách hàng, Quản trị vận hành và Thương mại điện tử.

Đối với nguồn lực khách hàng, các ứng dụng như OnCustomer sẽ giúp doanh nghiệp giao tiếp khách hàng thông minh, giúp giảm thiểu chi phí vận hành và gia tăng độ chuyên nghiệp. Hay OnMarketer sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả, nuôi dưỡng khách hàng tiềm năng.

Các doanh nghiệp sản xuất sẽ quan tâm đến các ứng dụng như OnMes giúp quản lý hệ thống sản xuất, kho bãi, hàng tồn… OnPeople sẽ gia tăng trải nghiệm và giữ chân nhân sự, đây là một công cụ thiết yếu đặc biệt với doanh nghiệp sản xuất. Để gia tăng trải nghiệm và giữ chân các nhân sự có thâm niên. 

Là một doanh nghiệp có thâm niên 16 năm trong lĩnh vực công nghệ chuyển đổi số, Novaon Tech hiểu rõ các khó khăn mà doanh nghiệp đang đối mặt. Bộ giải pháp sẽ là “chìa khóa” giúp doanh nghiệp ứng dụng chuyển đổi số đầy đủ và toàn diện toàn diện nhất!

>> Trải nghiệm MIỄN PHÍ phần mềm OnMarketer ngay tại đây!

 

Cập nhật những tin tức,
sự kiện mới nhất từ Novaon